Họ là những đại diện tiêu biểu cho phương châm: Đại học không phải là con đường duy nhất để theo đuổi ước mơ
Khi xã hội đang tái cấu trúc lại hệ thống, tái cấu trúc lại nhân sự, lựa chọn những ứng viên có khả năng làm được việc và đánh giá ứng viên thông qua kinh nghiệm, khả năng thích ứng, thì đã đến lúc, gánh nặng bằng cấp đang dần được gỡ ra. Các doanh nghiệp ngày càng ý thức được họ cần những ứng viên làm được việc, có kỹ năng làm việc thực tế nhiều hơn là những ứng viên cả ngày ngồi trên ghế nhà trường và ra trường với tấm bằng trên tay.
Sinh viên NIIT iPMAC đã lựa chọn cho mình một con đường khác để theo đuổi ước mơ, đam mê của mình: chú trọng vào thực hành nghề và các kỹ năng cần thiết để khi ra trường, bắt tay ngay vào việc mà không bỡ ngỡ.
Sinh viên Phạm Tuấn Khanh – sinh viên năm nhất ngành CNTT
Họ và tên: Phạm Tuấn Khanh
Sinh viên: lớp NIIT2012
Sinh ngày: 03/03/1991
Sở thích: Đọc sách, đam mê mạng máy tính, thích các bạn nữ xinh đẹp, quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng
Khanh từng là sinh viên khoa Công nghệ thông tin của một trường Cao đẳng tại Hà Nội. Sau khi hoàn thành chương trình Cao đẳng tại trường, Khanh nhận ra mình không phù hợp với chuyên ngành đang theo đuổi. Khanh đã xin phép bố mẹ được theo học tại NIIT iPMAC. Một thời gian sau đó, bạn bước vào môi trường học tập tại NIIT iPMAC.
Khanh nhanh chóng bắt nhịp với các bạn trong lớp
Tại lớp NIIT2012 – NIIT iPMAC, sau kỳ học đầu tiên, Khanh thân thiện chia sẻ: “Mình đã may mắn tìm thấy nơi để khởi nguồn đam mê. Theo học tại đây, được thầy cô và bạn bè hỗ trợ mọi mặt cho sở thích và phát triển kỹ năng, mình thật sự hạnh phúc và may mắn. Cũng nhờ được học tập ở đây mà mình đã được một anh giới thiệu cho mình vào thi thực tập tại Viettel và sắp tới mình sẽ thực tập tại đó. Để theo đuổi ước mơ đến ngày hôm nay mình đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thuyết phục bố mẹ và người thân, nỗ lực hết mình. Môi trường học tập ở đây mở ra cho sinh viên cơ hội nghề nghiệp hơn hẳn so với trường Cao đẳng trước kia mình đã học.”
Sinh viên Lê Thị Hường - sinh viên năm nhất ngành CNTT
Họ và tên: Lê Thị Hường
Sinh viên: lớp NIIT2012
Sinh ngày: 01/03/1993
Sở thích: giao tiếp với mọi người, tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi picnic, lãnh đạo
Là một bạn nữ xinh xắn, thân thiện, vui vẻ, đam mê các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động văn hóa văn nghệ của trường, Hường luôn được các bạn trong lớp rất yêu quý.
Hường cùng các bạn nữ trong lớp đón chào ngày 8/3
Hường cùng các bạn lớp NIIT 2012 thăm quan Thủy điện Hòa Bình
Hường yêu thích ngành CNTT ngay từ khi học THPT, Hường đã từng theo học ngành CNTT của một trường Trung cấp tại Thanh Hóa. Nhưng sau khi học tại đó một thời gian, em đã không có cơ hội được phát triển chuyên môn và kỹ năng nên em đã quyết định dừng chương trình học Trung cấp. Với quyết tâm theo đuổi ước mơ nghề nghiệp, Hường đã mạnh dạn đăng ký theo học tại NIIT iPMAC và được tín nhiệm bầu chọn làm trưởng nhóm trong học tập.
Hường cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị thuyết trình
Hường luôn tích cực tham gia các buổi hội thảo nghề nghiệp của học viện
Tại NIIT iPMAC, sinh viên có cơ hội được cọ xát với thực tế làm việc tại các doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất khiến Hường vô cùng thích thú. Bạn hào hứng cho biết: “Mặc dù học trên lớp bận rộn, nhưng mình rất hứng thú với các giờ học thực hành và chương trình ngoại khóa ở NIIT iPMAC. Khả năng giao tiếp của mình cũng tốt hơn hẳn khi theo học tại đây. Mình được tham dự các hội thảo nghề nghiệp cùng các anh/chị khóa trên, các doanh nghiệp chia sẻ về công việc. Mình đang là CTV test game cho công ty Egame, thu nhập không cao nhưng mình thấy thích thú vì được có cơ hội trải nghiệm trong môi trường thực tế, được các anh/chị của công ty chỉ dạy rất nhiệt tình”.
Cả hai bạn đều chung ý nghĩ, mặc dù theo học ở NIIT iPMAC chưa lâu, nhưng đối với hai bạn đã có nhiều trải nghiệm thú vị cùng môi trường trẻ trung, năng động này.
Cùng chúc cho Khanh và Hường nói riêng cùng toàn thể các bạn sinh viên NIIT iPMAC nói chung sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong học tập và có nhiều trải nghiệm thú vị trong suốt quãng đời sinh viên.