Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng. Một nhà quản lý giỏi còn cần phải có các tố chất khác. Họ phải có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng. Họ phải là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi. Họ là người dám mơ ước và dám trở nên khác biệt. Họ sẵn sàng chấp nhận thất bại. Ngoài ra, Họ phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành một nhà quản lý tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết.
Updating ....
Updating ....
Updating ....
Vai trò và trách nhiệm của người quản lý
- Mô tả vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của người quản lý
- Năng lực yêu cầu của người quản lý
Khác biệt căn bản giữa vai trò lãnh đạo và vai trò quản lý
- Xác định khác biệt về hành vi và kỹ năng thuộc quản lý và lãnh đạo
Phân tích các loại tính cách quản lý
- Các loại tính cách và sự tác động đến kết quả công việc và mức độ năng động của đội ngũ
Kỹ năng giao tiếp cần thiết cho người quản lý
- Kỹ năng trình bày/ truyền đạt
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Giao tiếp qua ngôn ngữ hành vi
- Nguyên tắc 3V, KISS, SMART, 5W-1H trong giao tiếp
Quản trị thành tích (Performance management)
- Nguyên tắc quản trị thành tích công việc
- Quản trị công việc theo mục tiêu
- Tìm hiểu quản trị công việc theo BSC và KPI
Lập kế hoạch và tổ chức công việc
- Thiết lập mục tiêu SMARTER cho cá nhân và cho nhóm
- Phương pháp lập kế hoạch
- Tổ chức thực hiện công việc
- Tuyển dụng/chọn nhân viên
- Quản trị rủi ro và sự thay đổi trong thực hiện công việc
- Kiểm soát công việc
Tạo động lực cho nhân viên
- Tạo cảm hứng cho nhân viên trong công việc
- Tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu để tạo động lực làm việc cho nhân viên
- Các loại nhu cầu
- Các hành động người quản lý có thể tạo động lực cho nhân viên
- Tạo động lực cho nhân viên là nhiệm vụ chứ không phải là sự ban ơn!
- Xây dựng môi trường làm việc nhiệt huyết và nhiều cảm hứng làm việc
Giao việc và trao quyền cho nhân viên
- Các kỹ thuật giao việc thành công
- Thực hiện trao quyền hiệu quả
- Yếu tố thành công: Kiểm soát và cho phản hồi
Thực hiện hướng dẫn công việc cho nhân viên (Coaching)
- Ý nghĩa của coaching trong quản lý
- Mô hình coaching GROW
- Thực hành
Phát triển trí tuệ cảm xúc trong quản lý
- Khái niệm trí tuệ cảm xúc
- Các nguyên tắc về trí tuệ cảm xúc và cách ứng dụng
- Thực tập để thành công
Hiểu và duy trì sự năng động của nhóm
- Sự khác biệt về tính cách của các thành viên trong nhóm
- Tính cách và sự phù hợp với vai trò khác nhau trong nhóm
- Tôn trọng sự khác biệt để duy trì tính năng động của nhóm
- Phân tích video
Quản trị các trường hợp thành tích vượt trội và kết quả tồi
- Phát triển tài năng
- Thực hiện kỷ luật thành công
Thực hiện đánh giá kết quả công việc
- Tránh sự cảm tính và chủ quan trong đánh giá nhân viên và kết quả công việc
- Đánh giá theo Metrics
Thực hiện họp hiệu quả
- Quyết định họp khi cần thiết
- Sử dụng nhiều hình thức trao đổi công việc thay thế họp
- Các nguyên tắc tổ chức họp hiệu quả
Updating ....